8 kinh nghiệm lái xe ô tô cho người mới học

Một vài điều cơ bản ở dưới đây sẽ giúp bác tài mới lái ô tô thoải mái và an toàn hơn đồng thời cũng góp phần giảm thiểu những rủi ro tai nạn trong quá trình điều khiển xe.

Một người mới học lái ô tô sẽ phải nhớ rất nhiều điều như những tính năng của xe, cách lái xe, quy định về giao thông,… Trên thực tế, kể cả tài mới hay “tài già” đều cần phải cẩn thận khi ngồi phía sau vô lăng. Dưới đây là 8 kinh nghiệm lái xe ô tô cho người mới học.

Làm quen ngay với chiếc ô tô của bạn

Điều đầu tiên và cũng quan trọng nhất mà bạn nên phải thực hiện trước khi bắt đầu lái xe là tạo sự thoải mái với chiếc ô tô mà bạn điều khiển. Làm quen từ những điều cơ bản của một chiếc xe trên lý thuyết trước, sau đó là tìm hiểu những chức năng của xe như ly hợp, cách sang số, cơ cấu, … và cả những tình huống thực tế có thể gặp với chính ô tô của bạn.

Điều chỉnh vị trí ghế ngồi 

Điều mà một tài mới nên để ý là vị trí ngồi. Ngay cả những tài xế lâu năm cũng chưa chắc đã chỉnh đúng vị trí của ghế cho mình khiến cho việc lái xe không thoải mái, thiếu khả năng kiểm soát và điều đó có thể dẫn đến tai nạn đáng tiếc. Đảm bảo rằng bạn được ngồi thẳng, lưng và mông sát vào ghế để ngăn ngừa những chấn thương ở lưng.

8 kinh nghiệm lái xe ô tô cho người mới học

Độ cao của ghế nên được chỉnh ở vị trí mà bạn có thể nhìn thấy xung quanh một cách rất dễ dàng và thoải mái. Theo chia sẻ của nhiều người, nên điều chỉnh độ cao của ghế làm sao cho tầm mắt của bạn ngang bằng với một nửa chiều cao của chiếc kính chắn gió.

Ngồi thẳng lưng và không nên khom lưng về phía trước. Ghế phải đặt ở vị trí mà đầu gối của bạn không bị kéo căng quá nhiều khi bạn ấn bàn đạp xuống hết cỡ. Đẩy hết phanh bằng chân phải và nhấn côn xe sao cho khi nhấn hết bàn đạp, đầu gối của bạn vẫn có một độ gập cong ở khoảng 120 độ.

Vị trí vô lăng

Hầu hết những nghiên cứu chỉ ra rằng vị trí “10 giờ” và “2 giờ” là một điểm khởi đầu tốt cho tất cả những người mới lái xe. Điều rất quan trọng là bạn phải cầm vô lăng đúng cách để có thể kiểm soát tốt nhất việc lái chiếc xe.

Tránh xao nhãng trong khi lái xe

Khi bạn ngồi vào ghế lái, hãy chú ý điều chỉnh gương, thắt dây an toàn và ghi nhớ những quy tắc đi đường. Tránh xao nhãng khi bạn đang lái xe vì đường phố đông đúc rất dễ xảy ra các va chạm và tai nạn. Do đó, hãy để mắt và tập trung tất cả sự chú ý vào đường phía trước khi điều khiển phương tiện.

Tránh xao nhãng trong khi lái xe

Hai quy tắc cơ bản nhất trước khi bạn bắt đầu lái xe là không được sử dụng điện thoại đi động và không uống rượu bia. Bên cạnh đó, người mới lái xe cũng nên đặc biệt tránh ăn uống, bật nhạc ở mức quá lớn hoặc say sưa trò chuyện khi cầm lái. Nên chú ý lái xe đúng làn đường của mình.

Sử dụng đèn xi nhan

Trên đường phố có rất nhiều các phương tiện giao thông khác nữa, việc sử dụng đèn xi nhan sẽ giúp bạn thông báo cho người khác biết hướng bạn sắp rẽ, từ đó sẽ hạn chế va chạm. Do vậy, hãy sử dụng đèn xi nhan để có thể giúp giảm rủi ro trên đường. Lưu ý là hãy bật xi nhan trước khi bạn rẽ, chứ không phải rẽ xong rồi mới bật để những người khác còn biết đường tránh.

Không chạy quá tốc độ

Lỗi chạy quá tốc độ rất hay thường gặp, chạy “mát ga” cũng là vấn đề phổ biến nhất đối với một tài xế. Quan trọng là bạn phải làm quen được với chiếc xe của mình trước khi bắt đầu lái ở tốc độ tối đa được cho phép, đặc biệt là ở trên đường cao tốc. Điều này sẽ giúp bạn kiểm soát được tình huống tốt hơn, phòng những trường hợp khẩn cấp mà bị lúng túng và không biết cách xử lý.

Duy trì khoảng cách an toàn với những xe khác

Ngày nay, phần lớn xe hơi đều đã được trang bị hệ thống chống bó cứng phanh ABS, dù vậy, bạn vẫn phải nên duy trì một khoảng cách vừa phải với những xe phía trước. Điều nàysẽ giúp bạn có thời gian để phản ứng với những trường hợp khẩn cấp. Cách tốt nhất để lái xe an toàn là cẩn trọng, cả ở đường phố lẫn trên đường cao tốc.

Duy trì khoảng cách an toàn với những xe khác

TIN ĐƯỢC QUAN TÂM

7 cách chọn mua màn hình android cho ô tô tốt nhất hiện nay

Sử dụng còi đúng tình huống

Còi là để cảnh báo cho những người tham gia giao thông khác chứ không phải là một thứ để bạn trút sự bực tức của mình. Một người lái xe văn minh nên chỉ sử dụng còi ở trường hợp cần và đúng. Việc bấm còi quá nhiều cũng sẽ gây khó chịu cho người khác, thậm chí còn sẽ gây ra rắc tối hoặc tai nạn không đáng có.

Đừng để cho tâm trạng ảnh hưởng đến việc lái xe, đặc biệt là với những người mới. Việc lái xe ở trong cơn tức giận có thể khiến cho bạn thiếu kiểm soát, bấm còi inh ỏi, vượt xe khác không đúng quy định, … Tất nhiên, đó đều là những điều sai trái và còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Chúc các bác tài lái xe an toàn!