Cầu xe là gì? Tổng hợp các loại cầu xe ô tô?

Cầu xe (hệ truyền động) là một yếu tố quan trọng góp phần giúp gia tăng mức độ hài lòng của bạn với chiếc xe. Thông thường thì các mẫu xe hiện nay đều sử dụng hệ dẫn động cầu trước, trong khi đó có những loại xe cao cấp sẽ được trang bị hệ dẫn động 4 bánh. Vậy cầu xe là gì? ô tô có những loại cầu xe nào? Tất cả sẽ được tổng hợp trong bài viết dưới đây.

Cầu xe là gì?

Cầu xe ô tô là một bộ phận có hình cầu được đặt ở giữa trục nối của hai bánh xe phía sau hoặc hai bánh xe phía trước của ô tô. Bên trong cầu xe có hệ thống bánh răng gọi là bộ vi sai. Bộ này nối hai đầu bằng hai láp ngang và được nối với động cơ bằng ống hình trụ được gọi là láp dọc.. Bộ phận này là một chi tiết quan trọng cần phải có trên ô tô để đảm bảo xe có thể vận hành.

Cầu xe là gì? Tổng hợp các loại cầu xe ô tô?

Thông thường, vận tốc của mỗi bánh xe là không đồng nhất để giúp làm giảm thiểu tình trạng lật bánh khi xe vào cua. Chính vì thế, bộ vi sai của cầu xe có vai trò quan trọng giúp cho bánh xe chuyển động tách biệt nhưng vẫn có thể hỗ trợ, liên kết với nhau để xe di chuyển ổn định.

Có các loại cầu xe ô tô?

Hiện nay các hãng sản xuất ô tô chủ yếu sử dụng 2 loại cầu xe, bao gồm loại 1 cầu và loại 2 cầu. Mỗi loại cầu xe đều có cấu tạo, nguyên lý hoạt động và ưu nhược điểm riêng.

Xe 1 cầu là gì

Xe 1 cầu được ký hiệu là 2WD hoặc 4×2, nghĩa là loại xe dẫn động 2 bánh và được trang bị cầu xe ở 2 bánh trước hoặc 2 bánh xe phía sau. Nếu cầu xe dẫn động 2 bánh trước thì được gọi là xe dẫn động cầu trước (FWD – Front Wheel Drive), nếu cầu xe dẫn động 2 bánh sau thì gọi là xe dẫn động cầu sau (RWD – Rear Wheel Drive).

Xe 1 cầu

Thực tế, bản thân xe dẫn động cầu trước và cầu sau cũng có điểm mạnh và hạn chế riêng, có thể kể đến:

Xe dẫn động cầu trước (FWD):

Ưu điểm

  • Thiết kế nhỏ gọn, không tốn nhiều không gian
  • Chi phí lắp đặt và sửa chữa, thay thế thấp
  • Lực kéo và lực lái tác động tách biệt lên bánh xe trước
  • Sức kéo tốt, di chuyển êm, tiết kiệm nhiên liệu

Nhược điểm

  • Khả năng bám đường kém, nhất là khi di chuyển trên địa hình lầy lội
  • Trọng lượng phân bổ không đều nên lực lái và lực kéo tác động lên bánh trước bị chồng chéo

Xe dẫn động cầu sau (RWD)

Ưu điểm

  • Khả năng tăng tốc của xe tốt hơn

Nhược điểm

  • Bám đường kém khi di chuyển trên đường trơn trượt
  • Sức kéo không tốt so với dẫn động cầu trước

Xe dẫn động 1 cầu trước (FWD) hiện nay được trang bị cho các dòng xe phổ thông cỡ nhỏ, xe đô thị như Toyota Vios, Honda City, Mazda 3, Hyundai Accent,… Trong khi đó, hệ dẫn động 1 cầu sau (RWD) thường được sử dụng cho các dòng xe thể thao, xe sang hay xe đa dụng MPV.

hệ dẫn động 1 cầu sau (RWD)

Xe 2 cầu là gì

Để khắc phục những hạn chế của loại xe 1 cầu, các hãng sản xuất đã cho ra đời loại xe 2 cầu. Xe 2 cầu là loại xe dẫn động 4 bánh và được chia làm 2 loại, bao gồm hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian (AWD – All Wheel Drive) và hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian (4WD – Four Wheel Drive).

Xe dẫn động 4WD

Xe dẫn động 4WD cho phép người lái lựa chọn di chuyển bằng 1 cầu trước hoặc 1 cầu sau hoặc cả 2 cầu cùng lúc. Trong khi đó, xe dẫn động AWD luôn luôn sử dụng hệ dẫn động 2 cầu trên 4 bánh xe. Ưu điểm và cả hạn chế của 2 loại dẫn động này như sau:

Hệ dẫn động 4 bánh bán thời gian 4WD

Ưu điểm: Di chuyển thuận lợi trên địa hình gồ ghề

Nhược điểm: Khó điều khiển khi vào cua

Hệ dẫn động 4 bánh toàn thời gian (AWD)

Ưu điểm: Vận tốc giữa trục trước và sau linh hoạt, giúp xe di chuyển dễ dàng và ổn định ở nhiều điều kiện địa hình khác nhau

Nhược điểm: Không có chế độ cầu chậm. Chi phí đắt đỏ hơn 4WD

Xe 2 cầu

Có thể thấy rằng xe dẫn động 4WD giúp người lái chủ động lựa chọn cầu xe theo từng địa hình, từ đó tiết kiệm nhiên liệu hơn. Trong khi đó, do luôn sử dụng hệ dẫn động 2 cầu trên 4 bánh nên xe dẫn động AWD có ưu điểm nổi trội về khả năng bám đường, đảm bảo tính an toàn cao.

Hệ thống dẫn động 4 bánh bán thời gian (4×4) thường nối cầu trước và cầu sau khi cài dẫn động 2 cầu nên không phù hợp để chạy đường trường. Còn hệ thống toàn thời gian (AWD) linh hoạt tốc độ quay ở 2 cầu nên có thể di chuyển ở nhiều loại địa hình mà tài xế không cần thao tác gài cầu.

Tuy nhiên, nhằm khắc phục những hạn chế của loại xe 2 cầu và giúp xe có thể di chuyển thuận lợi trên mọi địa hình, thường các hãng sản xuất sẽ dùng thêm chế độ gài cầu chậm để tăng sức kéo, đồng thời ứng dụng công nghệ giúp cầu xe trước và sau hoạt động độc lập mà vẫn đảm bảo mã lực luôn bằng 100%. Theo tư vấn kỹ thuật ô tô, hệ dẫn động 2 cầu thường được ứng dụng nhiều trên các dòng xe SUV, bán tải, xe off-road như Range Rover, Ford Ranger, Toyota Fortuner…

Nên chọn xe 1 cầu hay xe 2 cầu?

Dễ thấy rằng xe ô tô 2 cầu có nhiều ưu điểm về khả năng vận hành, độ linh hoạt cao, có thể di chuyển trên mọi địa hình. Ngoài ra, xe còn có thể chuyển qua chạy chế độ 1 cầu trên những đoạn đường bằng phẳng. Tuy nhiên, mức tiêu hao nhiên liệu và chi phí bảo dưỡng của xe 2 cầu cũng cao hơn so với xe 1 cầu.

Nên chọn xe 1 cầu hay xe 2 cầu?

Trong khi đó, xe 1 cầu phù hợp để di chuyển hàng ngày trong nội đô, tiết kiệm chi phí nhiên liệu. Chính vì vậy, tùy vào mục đích sử dụng và điều kiện kinh tế mà khách hàng có thể lựa chọn mẫu ô tô trang bị loại cầu xe phù hợp.