Hiện nay, hệ thống phanh tay điện tử (EPB với ký hiệu chữ “P”) đang rất thịnh hành và được trang cho khá nhiều mẫu xe ô tô bình dân thay vì chỉ có ở dòng xe cao cấp như trước đây. Phanh tay điện tử tiện lợi hơn nhiều so với phanh tay cơ, chiếm vị trí ít hơn và tăng thêm tính thẩm mỹ cho khoang nội thất của xe.
Việc sử dụng phanh tay điện tử khá đơn giản, người lái chỉ cần phải gạt nút P để kích hoạt rồi về P là có thể khóa phanh để giúp giữ xe ổn định tại vị trí đỗ. Để nhả phanh tay điện tử, tài xế chỉ cần đạp chân phanh rồi gạt nút P. Lúc này, đèn cảnh báo phanh tay sẽ tắt, báo hiệu việc phanh tay đã được nhả.
Khi sử dụng phanh tay điện tử nếu nhận thấy các dấu hiệu dưới đây, chủ xe cần phải đưa xe đến các trung tâm bảo dưỡng ngay đễ kiểm tra phanh tay điện tử.
Lưu ý khi sử dụng phanh tay điện tử
Để giúp phanh tay điện tử hoạt động hiệu quả, tăng tuổi thọ thì các tài xế cần lưu ý:
– Không cho xe chạy khi đèn cảnh báo phanh đang còn sáng. Tuy phanh tay điện tử có thể tự động tắt khi xe chạy, nhưng nếu diễn ra nhiều lần sẽ gây ảnh hưởng đến hệ thống phanh, khiến cho chúng nhanh hỏng.
– Nhược điểm của phanh tay điện tử là thường có hiện tượng rung nhẹ ở bàn đạp phanh, đôi khi sẽ phát ra tiếng động lạ,… những dấu hiệu này không đáng lo ngại. Nếu có lỗi, hệ thống phanh sẽ phản ứng và cảnh báo cho lái xe chỉ trong vài giây.
Những dấu hiệu báo lỗi khi sử dụng phanh tay điện tử
Nguy cơ lỗi phanh điện tử thường ít hơn so với phanh tay truyền thống nhưng vẫn hoàn toàn có thể xảy ra. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy phanh tay điện tử đang gặp phải trục trặc.
– Hệ thống EPB không ngắt khi cần: Nếu phanh tay điện tử đang được kích hoạt khi xe di chuyển thì có thể khiến cho phanh xe quá nóng, ô tô có thể bị hỏng các bộ phận khác nữa. Dấu hiệu nhận biết lỗi là lái xe khó khăn, khó tăng tốc.
– Phanh không hoạt động: có nghĩa là khi bạn bật phanh điện tử nhưng ô tô vẫn có thể trôi khi đỗ.
– Cảm biến đèn phanh bật sáng: Có nhiều lý do khiến cho cảm biến đèn phanh bật sáng, trong đó có cả nguyên nhân có liên quan đến phanh tay điện tử.
– Mùi khét: Mùi khét có thể do phanh tay điện tử bị kẹt và không hoạt động. Ngoài ra, cũng có thể do phanh bị mòn vì phanh tay vẫn còn hoạt động trong quá trình xe chạy.
Nguyên nhân gây hỏng phanh tay điện tử
Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến phanh tay điện tử bị hỏng thường là do dây dẫn hoặc mạch điện ở giữa công tắc, bộ điều khiển và cơ cấu chấp hành bị ngắn mạch, hở mạch.
Khi hệ thống phanh xe bị lỗi sẽ kích hoạt đèn báo phanh ở trên bảng đồng hồ để cho người điều khiển nhận thấy được các vấn đề đang xảy ra.
Nếu phanh tay điện tử không nhả được bằng tay hoặc tự động thì có thể do các nguyên nhân sau:
- Bộ điều khiển EPB bị lỗi.
- Mô-tơ chấp hành của EPB bị hỏng, bị kẹt.
- Công tắc bàn đạp phanh bị lỗi.
- Sự kết nối giữa bộ điều khiển EPB và công tắc gặp lỗi.
- Dây cáp bị mòn hoặc bị kẹt.
Nếu xe bạn có những dấu hiệu trên, chủ xe hãy mang ô tô đến các trung tâm dịch vụ sữa chữa bảo hành để sửa chữa ngay, tránh để lâu gây nguy hiểm đến an toàn tính mạng và có thể làm hỏng thêm những bộ phận khác trên xe.
Nguồn: https://tinxe.vn/tu-van-ky-thuat/nhung-loi-thuong-gap-o-phanh-tay-dien-tu-ma-khong-phai-ai-cung-biet-ad20221024220101674