Dấu hiệu và các quy trình bảo dưỡng điều hòa ô tô gặp lỗi

Một số dấu hiệu như kém mát, có mùi khó chịu, đóng ngắt liên tục, lạnh không sâu,… là những dấu hiệu bất thường của lỗi điều hòa ô tô. Vậy quy trình bảo dưỡng điều hòa ô tô gặp lỗi như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu với chúng tôi qua bài viết dưới đây nhé.

Dấu hiệu và các quy trình bảo dưỡng điều hòa ô tô gặp lỗi

Điều hòa xe ô tô là gì?

Điều hòa xe ô tô là một bộ phận cần thiết của ô tô, nhất là trong mùa hè. Tuy nhiên, sau một thời gian dài sử dụng thì điều hòa sẽ xuống cấp, gặp trục trặc cũng là dễ hiểu. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết rõ hơn những vấn đề thường gặp và quy trình bảo dưỡng điều hòa hiệu quả.

Điều hòa xe ô tô
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của điều hòa xe ô tô

Tại sao phải bảo dưỡng điều hòa ô tô

Điều hòa ô tô khi sử dụng lâu ngày thường hay gặp phải các vấn đề sau:

  • Điều hòa xe ô tô không mát
  • Quạt dàn nóng điều hòa ô tô không chạy
  • Điều hòa ô tô lúc lạnh lúc không
  • Điều hòa xe ô tô có mùi hôi
  • Điều hòa ô tô bị kêu

Việc nhận thấy các lỗi này sớm sẽ giúp cho bạn chủ động tìm ra cách giải quyết cũng như sắp xếp lại khả năng tài chính của mình để sửa chữa điều hòa, giúp có được cảm giác thoải mái, dễ chịu khi sử dụng nhất là vào mùa hè.

Nguyên nhân điều hòa xe ô tô không mát và cách xử lý?

Nguyên nhân điều hòa xe ô tô không mát và cách xử lý

Nguyên nhân khiến điều hòa ô tô không mát hoặc kém mát có thể là do nhiệt độ của giàn lạnh không đạt mức tối ưu. Khi gặp phải trường hợp này, bạn nên đem xe đến trung tâm để bảo dưỡng điều hòa ô tô. Một nguyên nhân khác là có thể do lượng gió thổi qua giàn lạnh không đủ và không kịp tốc độ tăng nhiệt ở trong xe. Lúc này, bạn nên kiểm tra phần lưới lọc điều hòa vì có thể có dị vật lọt vào ống thông gió hoặc lưới lọc bị tắc khiến cho lượng gió yếu.

Quạt dàn nóng điều hòa ô tô không chạy

Quạt dàn nóng điều hòa ô tô không chạy là sự cố khá phổ biến khi dùng điều hòa. Nguyên nhân là trong quá trình sử dụng quạt gió có thể bị hư hỏng do:

  • Tụ điện dàn nóng hỏng
  • Mô tơ quạt dàn nóng bị kẹt
  • Quạt bị đứt dây nguồn
  • Chổi than quạt hết
  • Thay phải quạt dởm…

Bạn không thể tự xử lý các vấn đề này mà không có thiết bị chuyên dụng. Tốt nhất, là bạn hãy đưa xe đến trung tâm bảo dưỡng có các dịch vụ uy tín để xác định nguyên nhân và giúp khắc phục hiệu quả nhất.

Điều hòa ô tô lúc lạnh lúc không nguyên nhân và cách xử lý

Điều hòa xe ô tô hoạt động dựa trên sự điều khiển của những cảm biến và công tắc. Đối với trường hợp điều hòa ô tô lúc lạnh lúc không là do điều hòa đóng ngắt liên tục. Nguyên nhân có thể là do áp suất gas trong hệ thống vượt mức khuyến cáo. Theo đó, hệ thống cảm biến sẽ tiến hành tự ngắt ly hợp lốc lạnh khi phát hiện áp suất không bình thường trong quá trình làm lạnh nhằm bảo vệ các bộ phận.

Tương tự các trường hợp trên, cách tốt nhất để xử lý vấn đề này là bạn nên mang xe đến các trung tâm có quy trình bảo dưỡng điều hòa ô tô uy tín để khắc phục.

Điều hòa xe ô tô có mùi hôi nguyên nhân và cách xử lý

Có nhiều nguyên nhân khiến điều hoà xe ô tô có mùi hôi như:

  • Dàn lạnh, đường ống bị ẩm mốc
  • Hộp quạt gió/khoang máy xe có xác động vật
  • Lọc gió bị bẩn
  • Quạt gió điều hoà bị bẩn
  • Khoang động cơ có trục trặc
  • Nội thất có mùi
Điều hòa xe ô tô có mùi hôi
Nhiều nguyên nhân khiến điều hoà xe ô tô có mùi hôi

Tuỳ theo nguyên nhân mà sẽ có các cách xử lý khác nhau. Nhưng nhìn chung chủ xe chỉ cần dọn dẹp cabin sạch sẽ, vệ sinh lưới lọc gió, quạt gió để giải quyết vấn đề mùi hôi khó chịu trên ô tô. Hoặc bạn cũng có thể đem xe đến các garage để loại bỏ bụi bẩn hay mùi ở khoang nội thất xe bằng những hóa chất vệ sinh nội thất xe hơi chuyên dùng.

Xem thêm: Những thói quen giúp nội thất xe ô tô luôn sạch

Điều hòa ô tô bị kêu và cách khắc phục

Điều hòa ô tô kêu to xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau:

  • Điều hòa ô tô kêu to do đã đến hạn cần thay
  • Điều hòa lâu ngày không được bảo dưỡng
  • Dàn lạnh bị hở khiến mất dầu và gas
  • Lốc điều hòa bị ra mạt
  • Điều hòa hoạt động quá công suất
  • Giạt gió điều hòa bị gãy
  • Quạt gió điều hòa có dị vật

Cách tốt nhất để chủ xe có thể xử lý vấn đề này là nên mang xe đến các trung tâm bảo dưỡng để khắc phục.

Quy trình bảo dưỡng điều hòa ô tô giúp tránh gặp lỗi

Quy trình bảo dưỡng hệ thống điều hòa ô tô bao gồm các hạng mục:

  • Kiểm tra & bảo dưỡng lọc gió điều hoà: Sau mỗi 5.000 – 10.000 km vận hành.
  • Thay thế lọc gió sau mỗi 20.000 – 30.000 km vận hành.
  • Kiểm tra & bảo dưỡng quạt dàn lạnh: Sau mỗi 20.000 km vận hành.
  • Kiểm tra & bảo dưỡng dàn lạnh: Sau mỗi 20.000 km.
  • Kiểm tra dầu: Kiểm tra sau 40.000 – 50.000 km vận hành, thay thế sau 100.000 km vận hành.
  • Kiểm tra gas lạnh: Kiểm tra sau mỗi 30.000 – 40.000 km vận hành, thay thế sau 100.000 km vận hành.
  • Kiểm tra & bảo dưỡng hệ thống đường ống dẫn: Sau 30.000 – 40.000 km vận hành.
  • Kiểm tra & bảo dưỡng dàn nóng: Sau mỗi 20.000 km vận hành.
  • Kiểm tra & bảo dưỡng lốc điều hoà: Sau mỗi 20.000 km.
  • Kiểm tra & bảo dưỡng rơ le nhiệt: Sau mỗi 20.000 km vận hành.
  • Kiểm tra & bảo dưỡng dây curoa:  Kiểm tra, bảo dưỡng sau mỗi 20.000 km, thay thế sau mỗi 50.000 km vận hành.

bảo dưỡng điều hòa ô tô giúp tránh gặp lỗi

Bảo dưỡng điều hòa ô tô thường xuyên sẽ giúp không khí ở bên trong xe luôn sạch sẽ, giúp tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu cho hành khách trên xe. Tuy nhiên cần có một quy trình bảo dưỡng điều hòa ô tô đầy đủ và chuyên nghiệp ở các trung tâm uy tín để mang đến hiệu quả tốt nhất.

Exit mobile version