Phanh tay xe ô tô là gì?
Phanh tay là một loại trang bị an toàn tiêu chuẩn bắt buộc phải có đối với tất cả các mẫu xe ô tô hiện nay. Nhiệm vụ của phanh tay ô tô là để giúp hỗ trợ giữ xe không bị trôi trong trường hợp dừng đỗ. Chính vì thế, ký hiệu của phanh tay xe ô tô là chữ “P” (viết tắt của Parking, có nghĩa là chức năng hỗ trợ dừng đỗ xe của phanh tay). Hệ thống phanh tay ở trên xe ô tô được thiết kế độc lập so với phanh chân (phanh chính) và có thể phụ trợ cho phanh chân nếu hệ thống phanh chân xảy ra sự cố.
Trên các mẫu xe hiện nay phổ biến nhất có hai loại phanh tay là phanh tay điện tử và phanh tay cơ. Trong đó, phanh tay điện tử thường xuất hiện trên những mẫu xe đắt tiền với ưu điểm là hiện đại, tiện dụng nhẹ nhàng và có thể tích hợp thêm nhiều tính năng điện tử như phanh tự động (Auto Hold), tự nhả phanh tay khi đi (Intelligent Brake)… Còn, phanh tay cơ thường thấy ở những mẫu xe phổ thông bởi tác dụng tốt, chi phí thấp, bảo dưỡng sửa chữa đơn giản.
Cách sử dụng phanh tay ô tô thế nào cho đúng?
Nhiệm vụ của phanh tay xe ô tô là giữ cho chiếc xe của bạn không bị trôi khi đỗ một chỗ, hỗ trợ giảm tải đè lên hộp số khi để P nên khi cần dừng xe, các lái xe chỉ cần phải đạp phanh chân, bấm nút trên phanh tay và kéo. Sau đó mới chuyển cần số về P để cho xe có thể ổn định vị trí đỗ xe.
Còn đối với các phanh tay điện tử, các bạn chỉ cần phải đạp phanh, bấm nút (P) kích hoạt phanh tay điện tử rồi về P là có thể khoá phanh để giữ xe ổn định tại vị trí đỗ xe.
Có thể sử dụng phanh tay để phanh khẩn cấp hay không?
Về lý thuyết, phanh tay trên ô tô có nhiệm vụ hỗ trợ phanh xe khi dừng, nhưng trong những tình huống khẩn cấp thì hệ thống phanh tay hoàn toàn có thể hỗ trợ cho người lái xe giảm tốc độ một cách khẩn cấp. Ngay cả đối với phanh tay điện tử, trong nhiều tình huống cần giảm tốc thì người điều khiển hoàn toàn có thể kích hoạt để can thiệp vào hệ thống phanh của xe, hỗ trợ xe giảm tốc độ nhanh hơn.
Các chuyên gia khuyến cáo rằng lái xe không nên sử dụng phanh tay nói chung và phanh tay điện tử nói riêng để làm giảm tốc độ của chiếc xe liên tục, bởi cơ cấu phanh của phanh tay chỉ giúp giữ xe đứng yên nên khả năng phanh cũng không có hiệu quả bằng hệ thống phanh chân. Ngoài ra, khi bạn kích hoạt phanh tay trong tình huống khẩn cấp thì các công nghệ an toàn sẽ chủ động như hỗ trợ lực phanh BA, hệ thống chống bó cứng phanh ABS hay là phân phối lực phanh điện tử EBD cũng sẽ không được kích hoạt, nhất là trong các tình huống đường trơn trượt có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng.
Những lưu ý khi sử dụng phanh tay cho xe ô tô
Đối với các bác tài mới sở hữu xe ô tô lần đầu cần phải lưu ý một số điều sau đây:
- Kéo phanh tay sau khi dừng đỗ xe, đặc biệt là ở các nơi đường dốc.
- Hạ phanh tay trước khi xe di chuyển.
- Nếu dừng đỗ lâu ngày khi không sử dụng xe thì bạn không nên kéo phanh tay. Hãy sử dụng đồ chèn lốp để giúp cố định xe.
- Kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống phanh của xe nói chung và phanh tay xe nói riêng.
Qua bài viết trên đây, hi vọng các bạn đã hiểu thêm về phanh tay xe ô tô cũng như là các tình huống sử dụng để giúp bạn vận hành xe ô tô an toàn.